Thanh Hóa quê ta với danh ngôn bất hủ “ Ăn rau má – phá đường tầu”, câu nói này thường để cho người dân xu khác nghĩ về xứ Thanh như một vùng quê nghèo khổ. Đôi khi những người Thanh xa xứ khi nghe thấy câu này cũngcảm thấy chạnh lòng, và có những người không dám tự xưng là người Thanh Hóa.
Riêng tôi, cũng như các bạn đều buồn cho những suy nghĩ đó, những suy nghĩ không chỉ riêng ai mà của chung những người Thanh Hóa.
Nhưng cũng riêng tôi vẫn cảm thấy tự hào khi chúng ta có câu nói đó. Dù sao chúng ta cũng vẫncó được một bản sắc riêng mà nhiều vùng miền không có lấy một câu nói. Để rồi họ chỉ nhàn nhạt trong tâm trí của mọi người.
Chúng ta phải tự hào vì câu nói đó, đất nước này phải cảm ơn về câu nói đó Các bạn có biết vì sao không?. Đấtnước Việt Nam này hàng ngàn năm lịch sử đắm chìm trong chiến tranh và không có cuộc chiến tranh nào mà không lấy Thanh Hóa làm bàn đạp để phản công lấy lại sự quân bình trong chiến cuộc. Không một vị vua nàokhông xác định Châu Ái là vùng đất cuối cùng để rồi mất nó là mất tất cả. Nơi đây hàng triệu người nông dân bỗng một sớm mai trở nên tráng sĩ, họ đáp ngaykhi tổ quốc gọi, họ hy sinh đến giọt máu cuối cùng khi tổ quốc lâm nguy. Những người ở lại quê hương đều hết mình lao động, là hậu phương lớn cho tiền tuyến. Từ mũi Cà Mau đến địa đầu đất nước, những nơi hải đảo xa xôi như Trường Sa nay đang nóng bỏng đều có những người con Thanh Hóa đang chắc tay súng bảo vệ tổ quốc.
Tôi tự hào về câu nói “ Ăn rau má– Phá đường tầu”. Đất nước này phải cảm ơn về câu nói đó, tại sao?. Ngược dòng lịch sử, câu nóinày xuất phát trong giai đoạn 9 năm kháng chiến chống Pháp và những năm đầu chống Mỹ.
Những người dân Thanh Hóa dù nghèo, dù đói phải đào rau má mà ăn. Nhưng với họ - “Hũ gạo kháng chiến” không bao giờ vơi. Họ thắt lưng buộc bụng chấp nhận ăn rau để dành gạo cho bộ đội kháng chiến. Nếu không có gạo xứ Thanh, xe thồ xứ Thanh và những Người con xứ Thanh thì làm sao làm nên Điện Biên lịchsử oai hùng. Không có một chiến trường lớn nào trong những năm gian khó này mà không có sự chuẩn bị từ xứ Thanh. Tất cả ông bà tổ tiên chúng ta đã chấp nhận gian khổ, hy sinh cho sự Độc lập và toàn vẹn lãnh thổ. Khu 3, khu 4 là nơi cung cấp quân chính quy nhiều nhất. Chính vì vậy tôi rất đau buồn khi nhìn thấy hàng bia mộ của những người con Xứ Thanh nhiều nhất trong Nghĩa trang Trường Sơn.
Do đó, những người nơi khác không được phép coi thường chúng ta. Những kẻ coi thường chúng ta là những người không hiểu về lịch sử hay phản bội lịch sử. Chúng ta hãy tự hào vì câu nóibất hủ đó. Và hãy có nghĩa vụ giảithích cho họ biết tại sao chúng tađược quyền tự hào.
Hỡi những người con xứ Thanh ở bất cứ nơi đâu trên đất nước này hay đang ngoài hải ngoại. Chúng ta hãy có niềm tin và lòng tự hào đó.